Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ hình thành được kỳ vọng giúp TP.HCM tiếp tục giữ vững vai trò là trung tâm logistics của khu vực và châu Á, đưa Việt Nam đứng hàng đầu về vận tải biển…
Ông Lê Duy Hiệp
Chủ tịch HH Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) với Diễn đàn Doanh nghiệp.
Thưa ông, trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt về cảng trung chuyển trong khu vực Đông Nam Á, hay rộng hơn là trong khu vực châu Á, đây có phải là thời điểm phù hợp để Việt Nam phát triển một trung tâm trung chuyển container quốc tế như Dự án Cảng Cần Giờ?
Về vị trí địa lý rõ ràng chúng ta có nhiều lợi thế để trở thành một địa điểm trung chuyển (Transhipment Hub) trong khu vực. Trước đây đã có dự án Cảng trung chuyển Vân Phong tuy nhiên do nhiều lý do nên đã không tiếp tục thực hiện. Bên cạnh đó, dịch vụ trung chuyển container quốc tế từ lâu đã trở thành chiến lược cạnh tranh quốc tế tại các quốc gia có biển. Cảng trung chuyển lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á vẫn là Cảng PSA Singapore, gần đây nước láng giềng với Singapore cũng đã xây dựng Cảng PTP (Port of Tanjung Pelapas) và theo xu thế đó cũng có cảng Port Klang, Cảng Leamchabang, nhưng 02 cảng này cũng chưa hình thành rõ ràng là địa điểm trung chuyển.
Vị trí khu vực của dự án Cảng Cần Giờ thực ra là gần như ngay cạnh khu vực Cái Mép Thị Vải , theo tôi là phù hợp để trở thành địa điểm cảng trung chuyển của khu vực và thế giới. Đặc biệt, với sự thay đổi của địa – chính trị, việc hình thành liên kết trong khu vực Indo – Pacific, dịch chuyển chuỗi cung ứng sang Việt Nam sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam hơn nữa và đó chính là cơ hội thu hút hàng chuyển tải trong khu vực.
Không chỉ vậy, TP Hồ Chí Minh cũng kỳ vọng siêu cảng Cần Giờ sẽ tạo được đột phá kinh tế không chỉ cho Thành phố, cho vùng Đông Nam bộ mà cho kinh tế cả nước, thưa ông?
Dự án Cảng trung chuyển Cần Giờ là khả thi và nếu phát triển đúng như mục tiêu của dự án sẽ là bước đột phá cho TPHCM và Vùng Đông Nam Bộ cực tăng trưởng lớn nhất của khu vực phía Nam. VLA ủng hộ thành phố triển khai dự án này. Chúng tôi chỉ lưu ý về tính chủ động trong hợp tác với đối tác cũng như khai thác sau này vì hiện nay các doanh nghiệp logistics Việt Nam nói chung cũng như các doanh nghiệp khai thác cảng của Việt Nam đã lớn mạnh, đủ tiềm lực tài chính cũng như đã làm chủ được công nghệ.
Lãnh đạo TP HCM cũng nhiều lần khẳng định mô hình tăng trưởng tương lai của TP.HCM cần kết nối vùng để đẩy mạnh kinh tế biển, cảng biển gắn với chuỗi đô thị biển. Trong đó, vịnh Cần Giờ là cơ hội tạo bước ngoặt, thay đổi phương thức phát triển của thành phố, tức là chuyển từ tăng trưởng dựa trên đất đai sang dựa vào biển. Dự án Cần Giờ sẽ góp phần tạo những tác động tích cực, lan tỏa, tạo điều kiện phát triển các hoạt động thương mại, dịch vụ, sản xuất, tài chính, các loại dịch vụ hàng hải… tại địa phương.
Giúp TP.HCM hiện thực mục trung tâm trung chuyển cho các tiêu phát triển logistics trở tàu mẹ (sức chở 10.000 – 24.000 thành lĩnh vực mũi nhọn của TEU), đẩy mạnh hoạt động TP.HCM, tiếp tục giữ vững vai trung chuyển container giữa trò là trung tâm logistics của các trung tâm khác trên thế giới. khu vực và châu Á, mở ra hướng đi mới góp phần nâng cao tỷ trọng đóng góp của khối dịch vụ trong cơ cấu kinh tế của TP.HCM và Việt Nam.
Việc đầu tư phát triển Cảng Cần Giờ liệu có gây tác động tới hoạt động của các Cảng biển hiện có cũng như tại TP.HCM và lân cận, thưa ông?
Nếu mục đích chính của Cảng trung chuyển Cần Giờ là khai thác chủ yếu hàng trung chuyển thì hầu như không ảnh hưởng đến hoạt động các cảng khác.
Theo lãnh đạo Thành phố từng chia sẻ, đến năm 2030, sản lượng hàng hóa dự kiến thông qua các khu bến này vào khoảng 170 triệu tấn. Nếu tính tỷ lệ tăng trưởng bình quân hàng năm là 3,8% (theo Quyết định 1579/QĐ-TTg) thì đến năm 2030 nhu cầu hàng hóa thông qua các cảng tại TP.HCM đạt xấp xỉ 230 triệu tấn/năm. Trong khi đó, khả năng đáp ứng của các cảng biển hiện hữu, chỉ đạt 170 triệu tấn, hụt gần 60 triệu tấn.
Bên cạnh đó, Hãng tàu MSC mang hàng trung chuyển về cảng hiện thực hóa mục tiêu xây dựng cảng trung chuyển quốc tế tại Cần Giờ sẽ tạo một trung tâm trung chuyển cho các tàu mẹ (sức chở 10.000 – 24.000 TEU), đẩy mạnh hoạt động trung chuyển container giữa các trung tâm khác trên thế giới. Từ đó, nâng cao năng lực tiếp nhận hàng hóa, đồng thời giải quyết tình trạng tắt nghẽn hàng hóa tại các cảng hiện nay ở Việt Nam.
Vậy việc đầu tư phát triển dự án này cũng cần lưu ý gì để tránh những bài học dang dở như Vân Phong, thưa ông?
Để phát triển cảng biển đồng bộ, hiệu quả, TP.HCM sẽ rà soát, bổ sung, điều chỉnh hoặc đề xuất cấp thẩm quyền bổ sung, điều chỉnh quy hoạch, đầu tư hệ thống hạ tầng giao thông (đường sắt, đường bộ, đường thủy), hệ thống cảng cạn, trung tâm logistics … kết nối với hệ thống cảng biển của Thành phố. Đặc biệt, UBND TP.HCM đề xuất ưu tiên nghiên cứu quy hoạch hệ thống giao thông đường bộ kết nối đồng bộ với cảng biển mới khu vực Cần Giờ vào quy hoạch chung TP.HCM, ngoài việc chuyên chở hàng hóa bằng đường thủy nội địa.
Xét về các góc độ phát triển cảng biển phục vụ xuất nhập khẩu hàng hóa, mà hơn 90% hàng hóa xuất khẩu của nước ta là thông qua cảng biển, và hàng trung chuyển, khi phát triển như mong muốn, cảng Cần Giờ sẽ đáp ứng như quy hoạch đề ra.
Xin cảm ơn ông!
Nguồn: Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp.