Nhận thấy nhu cầu phát triển cảng trung chuyển quốc tế đã được chính phủ đề ra trong hơn hai mươi năm qua (từ quy hoạch 1999) trong quy hoạch phát triển cảng biển mà chưa thành hiện thực, mặc dù Việt nam có một lợi thế rất lớn về đường bờ biển dài, nhiều vũng vịnh phù hợp với vận tải thủy và đặc biệt là nằm trên tuyến đường hàng hải chính của quốc tế từ Đông sang Tây và ngược lại.
Trong bối cảnh hàng hóa toàn cầu tăng nhanh, Cảng Sài Gòn đã tìm hiểu nhu cầu hàng hóa, vị trí địa lý và đối tác tiềm năng: Mặc dù cảng biển Việt Nam đã phát triển rất mạnh trong 20 năm qua cả về quy mô và sản lượng bốc xếp, tuy nhiên đến nay vẫn chưa thực hiện được hoạt động trung chuyển quốc tế. Thậm chí trước đây Việt Nam cũng đã có kế hoạch triển khai xây dựng 02 bến khởi động tại Vân Phong để làm mồi thu hút các hãng tàu vào thực hiện trung chuyển quốc tế. Tuy vậy sau đó cũng không thành công vì không có hãng tàu tham gia. Và cho đến nay, mặc dù có nhiều hãng tàu lớn hoạt động ở Việt Nam nhưng chưa hãng tàu nào đặt vấn đề xây dựng cảng trung chuyển quốc tế tại Việt Nam.
Việc thành lập cảng trung chuyển quốc tế đòi hỏi các điều kiện cần và đủ. Trong đó điều kiện cần là vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, các chính sách của quốc gia về phát triển cảng,… nhưng điều kiện đủ mang tính tiên quyết là phải có 1 – 2 hãng tàu hàng đầu thế giới lựa chọn và thiết lập tuyến vận tải với địa điểm trung chuyển tại quốc gia đó.”
Kết nối với hãng tàu MSC
Đến tháng 11/2021, Cảng Sài gòn kết nối được với hãng tàu MSC – một trong những hãng tàu container lớn nhất trên thế giới hiện nay, với năng lực chuyên chở của đội tàu đạt trên 23 triệu TEUs/năm, chiếm 18% tổng năng lực vận tải đội tàu thế giới, có các tuyến dịch vụ kết nối tớn hơn 500 cảng biển toàn cầu.
Tại Việt Nam, MSC hiện có dịch vụ tới hệ thống các cảng container tại Hải Phòng, Đà Nẵng, Cái Mép – Thị Vải… Hàng năm, đội tàu MSC vận chuyển hơn 1 triệu TEU hàng hóa xuất nhập khẩu từ Việt Nam kết nối với các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, Trung Quốc, Nhật Bản, Úc, Đông Nam Á… MSC hiện cũng là nhà cung cấp dịch vụ cảng biển, khai thác dưới tên công ty thành viên – TiLH (Terminal International Limited Holdings) đang vận hành và khai thác 54 cảng biển tại 29 quốc gia trên thế giới (trong đó có 11 cảng biển thuộc sở hữu toàn bộ bởi MSC là được vận hành bởi TiLH), sản lượng khai thác hàng năm đạt 47 triệu TEU. Hệ thống cảng của TiLH có mặt 7 trong tổng số 25 cảng biển nhộn nhịp nhất thế giới theo số liệu sản lượng hàng năm. Qua đó, TiLH được tập đoàn MSC chỉ định hợp tác với Cảng Sài Gòn nghiên cứu thực hiện dự án “CẢNG TRUNG CHUYỂN QUỐC TẾ CỬA NGÕ SÀI GÒN” tại vị trí thuộc địa phận của Tp HCM, ngay tại cửa sông Cái Mép, ngay trên tuyến luồng các cảng nước sâu đang được khai thác tại khu Cái Mép – Thị vải.
Vị trí phù hợp
- Có độ sâu và độ rộng luồng tiếp nhận các con tàu biển rất lớn đang ra vào khu vực luồng hiện tại và trong tương lai, rất phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế biển Việt nam
- Nằm ở vị trí xa vùng trung tâm bảo tồn thiên nhiên và môi trường của Cần Giờ,
- Chưa có dân cư sinh sống và khai thác hải sản lâu năm
- Kết nối đường thủy nội địa và quốc tế thuận lợi
Về phía Việt nam trong việc liên doanh
Tổng công ty Hàng hải Việt Nam VIMC là tổng công ty khai thác Cảng hàng đầu Việt Nam với 27 năm phát triển, sở hữu 34 công ty thành viên và trong đó có hệ thống các cảng biển trải dài từ miền Bắc đến miền Nam Việt Nam với hơn 10.000m cầu bến. Các cảng của VIMC được đầu tư trang thiết bị đồng bộ, hiện đại, đảm bảo phục vụ khách hàng theo các chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Hệ thống cảng container được quản lý, khai thác bởi những công ty liên doanh giữa VIMC với những đối tác là các hãng tàu, các công ty khai thác cảng lớn trên thế giới.
Công ty cổ phần Cảng Sài Gòn (SGP) là công ty thành viên của VIMC, với lịch sử khai thác cảng biển và các dịch vụ liên quan hơn 160 năm từ 1863, hiện đang khai thác cảng biển tại thành phố Hồ Chí Minh và Bà Rịa – Vũng Tàu, và cùng VIMC tham gia liên doanh đầu tư khai thác Cảng SSIT, CMIT và SP-PSA tại khu vực Cái Mép – Thị Vải. VIMC đã chấp thuận chủ trương cho Cảng Sài Gòn được hợp tác với TiL triển khai nghiên cứu thực hiện dự án.
Về pháp lý
Mặc dù ý tưởng dự án được hình thành vào tháng 11/2021, hai tháng sau khi bản Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1579/QĐ-TTg ngày 22/9/2021, nhưng nhận thấy tiềm năng kinh tế và chính trị của đề xuất này từ VIMC/CSG và MSC, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chính thức đồng ý mời gọi đối tác MSC vào đầu tư ở Việt nam và chứng kiến Lễ ký kết Thỏa thuận khung hợp tác giữa VIMC/CSG và MSC ngày 4/11/2021 nhân chuyến công du châu Âu để kêu gọi hợp tác đầu tư vào Việt nam.
Công ty cổ phần Cảng Sài Gòn (SGP) là công ty thành viên của VIMC, với lịch sử khai thác cảng biển và các dịch vụ liên quan hơn 160 năm từ 1863, hiện đang khai thác cảng biển tại thành phố Hồ Chí Minh và Bà Rịa – Vũng Tàu, và cùng VIMC tham gia liên doanh đầu tư khai thác Cảng SSIT, CMIT và SP-PSA tại khu vực Cái Mép – Thị Vải. VIMC đã chấp thuận chủ trương cho Cảng Sài Gòn được hợp tác với TiL triển khai nghiên cứu thực hiện dự án.
Qua rất nhiều các trao đổi về các ý kiến nghiên cứu chuyên sâu của VIMC/Cảng Sài Gòn, MSC/TiL cùng các chuyên gia tư vấn, và được sự ủng hộ mạnh mẽ của các cơ quan ban ngành chuyên môn của Tp Hồ Chí Minh, Bộ ngành của Chính phủ và đặc biệt thông qua các văn kiện mang tính chính thống và định hướng chiến lược nhằm đưa dự án “CẢNG TRUNG CHUYỂN QUỐC TẾ CỬA NGÕ SÀI GÒN” trở thành hiện thực trong tương lai gần.
Nghị quyết số 24-NQ/TW của Bộ Chính Trị, Nghị quyết số 138/NQ-CP và số 154/NQ-CP của Chính phủ cũng như Nghị quyết số 12-NQ/TU của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh về định hướng phát triển huyện Cần Giờ nói riêng và vùng Đông Nam Bộ nói chung và mới đây nhất làNghị quyết số 81/2023/QH15 của Quốc hội: Về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 ; Ngày ban hành, 09-01-2023.
Chi tiết
Tên dự án
CẢNG TRUNG CHUYỂN QUỐC TẾ CỬA NGÕ SÀI GÒN.
Vị trí
Thành phố Hồ Chí Minh.
Chủ đầu tư
Công ty Cổ phần Cảng Sài Gòn và Tập đoàn Vận tải biển MSC
Tổng diện tích
571 hecta
Công suất
16,9 triệu TEU
Mức đầu tư
5,3 tỷ USD