Ngoài lượng tàu biển tăng lên tại các bến cứng – Khánh Hội, Tân Thuận, Hiệp Phước, Chi nhánh tại Bà Rịa – Vũng Tàu trong năm 2021, các bến phao (còn gọi là bến mềm) của Cảng Sài Gòn như phao TL2, TL4, TL6/8 và những bến phao khác như B22, B37, B39, B41, B43… đã có lượng tàu về tăng đáng kể so với năm 2020 tạo nên một bức tranh tươi sáng và làm tiền đề cho những năm sau bất chấp sự khó khăn do dịch bệnh ảnh hưởng nặng nề lên kết quả khai thác.
Để có được kết quả khả quan đó, Trung tâm Dịch vụ hàng hải Cảng Sài Gòn – đơn vị trực tiếp quản lý bến phao đã nỗ lực không ngừng trong công tác tiếp thị, chăm sóc khách hàng, sắp xếp ổn thỏa thời biểu neo đậu và các dịch vụ để khách hàng yên tâm khi về bến phao Cảng Sài Gòn. Bên cạnh đó là những điều kiện khách quan trong thời gian 3 tại chỗ, các cảng không đủ lực lượng công nhân để tiếp nhận và giải phóng tàu (nhất là những tàu sắt thép), các bến phao là sự lựa chọn thay thế hàng đầu cho khách hàng.
Các bến phao của cảng luôn được bảo trì hàng năm và sẵn sàng tiếp nhận tàu hàng có trọng tải đến 80.000DWT giảm tải phù hợp, tàu chuyển tải cỡ 10.000DWT neo đậu và làm hàng.
Các bến mềm Cảng Sài Gòn, với chất lượng và cơ sở hạ tầng tốt, luôn mong muốn là sự lựa chọn tối ưu nhất giúp khách hàng giảm chi phí vận tải, đem lại giải pháp hiệu quả cao nhất cho quý khách hàng.
Bài viết: Lê Vương Đoan Tú, Hình ảnh: Diệp Bảo Khánh
Sơ đồ các bến phao của Cảng Sài Gòn
Tàu Việt Thuận 35-01 đang neo phao TL2
Quả phao 39 đang được thả xuống
Công tác bảo trì, bảo dưỡng bến phao được thực hiện hàng năm